Các công thức hay dùng trong chẩn đoán điều trị
Bài này CoomDream sẽ chia sẻ một số công thức hay dùng trong chẩn đoán và điều trị. Tính mức lọc cầu thận, chỉ số khối cơ thể, phân độ liệt, áp lực thẩm thấu,… Bạn muốn biết hãy đọc ngay bài viết này. Tất nhiên chỉ là một số ít trong rất nhiều công thức thường dùng.
1. Chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index)
BMI = P/(h × h)
Trong đó:
- BMI là chỉ số khối cơ thể đơn vị kg/m2;
- P là cân nặng tính theo kilogam (kg);
- h là chiều cao tính theo mét (m).
Đọc kết quả chỉ số BMI ở người lớn:
Dưới đây là bảng phân loại mức độ gầy – béo của một người dựa vào chỉ số BMI gồm có:
- Thang phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO) dành cho người châu Âu;
- và thang phân loại của Hiệp hội đái đường các nước châu Á (IDI & WPRO) được áp dụng cho người châu Á.

Đối với trẻ nhỏ thì có bảng so sánh riêng.
2. Cân nặng lý tưởng IBW (Ideal Body Weigh)
- IBW nam: 50kg + 2.3kg mỗi 2.54cm vượt quá 152cm
- IBW nữ: 45kg + 2.3kg mỗi 2.54cm vượt quá 152cm
3. Mức lọc cầu thận
Công thức 1: Dựa theo chỉ số Creatinin trong máu và nước tiểu
Lấy nước tiểu 24 giờ, đo thể tích nước tiểu và lượng creatinin bài tiết trong 24 giờ, đồng thời đo creatinin máu. Công thức tính mức lọc cầu thận là:
Cl(cr) = (U × V)/P
Trong đó:
- ClCr là độ thanh thải creatinin (ml/phút) = MLCT
- U là nồng độ Creatinin/lít nước tiểu (mmol/l)
- V là thể tích nước tiểu xuất/giây (ml/phút)
- P là nồng độ Creatinin/lít huyết tương (mmol/l)
Công thức 2: Dựa theo cân nặng, tuổi và creatinin máu (Corkroft-Gault)
Cl(cr) = k × {[140 – Tuổi (năm)] × P (kg)}/[72 × Creatinin máu (mg%)]
Trong đó:
- Cl(cr) là độ lọc cầu thận (MLCT) (ml/phút)
- P là trọng lượng cơ thể BN (kg)
- Creatinin máu (mg%) là kết quả xét nghiệm Creatinin máu
Đọc kết quả mức lọc cầu thận:
Giai đoạn | eGFR (mL/phút/1,73 m2) | Mô tả tình trạng thận | Quản lý |
1 | ≥ 90 | Chức năng thận bình thường hoặc chỉ tổn thương thận ở mức độ tối thiểu, nhưng nếu có thêm bất thường về nước tiểu, về cấu trúc hoặc về di truyền, có thể dấn đến bệnh thận. | Theo dõi, kiểm soát huyết áp. Cần quản lý bệnh thận mạn giai đoạn 1 và 2. |
2 | 60-89 | Chức năng thận giảm nhẹ và nếu có thêm các bất thường khác (như đối với giai đoạn 1), có thể dấn đến bệnh thận. | Theo dõi, kiểm soát huyết áp và các yếu tố nguy cơ. Cần quản lý bệnh thận mạn giai đoạn 1 và 2. |
3a | 45-59 | Chức năng thận bị giảm ở mức độ trung bình. | Theo dõi, kiểm soát huyết áp và các yếu tố nguy cơ. Cần quản lý bệnh thận mạn giai đoạn 3. |
3b | 30-44 | ||
4 | 15-29 | Chức năng thận bị giảm ở mức độ nặng. | Có kế hoạch cho suy thận giai đoạn cuối. Cần quản lý bệnh thận mạn giai đoạn 4 và 5. |
5 | <15 | Suy thận rất nặng hoặc suy thận giai đoạn cuối (còn gọi là suy thận được xác định). | Cần lọc máu hoặc ghép thận |
4. Phân độ liệt
Biểu hiện | Phân độ |
Không có biểu hiện co cơ, cơ liệt hoàn toàn | 0 |
Có biểu hiện co cơ, sờ thấy co gân cơ nhưng rất yếu không phát sinh động tác | 1 |
Co cơ, thực hiện được hết tầm hoạt động khi loại bỏ trọng lực | 2 |
Co cơ, thực hiện hết tầm hoạt động và thắng được trọng lực | 3 |
Co cơ, thực hiện được hết tầm hoạt động, thắng trọng lực và thắng sức cản vừa phải | 4 |
Thực hiện được động tác, thắng trọng lực và thắng được lực cản mạnh bên ngoài | 5 |
5. Áp lực thẩm thấu ước tính
ALTT ước tính = 2(Na + K) + Glucose (mmol/l)
Na hiệu chỉnh = [Na BN + 3(Glucose BN – 6)]/10
6. Quy đổi đơn vị một số chất
Glucose | mg/dl => mmol/l | mg/dl × 0.056 |
Creatinin | mg/dl => umol/l | mg/dl × 88.4 |
Ure | mg/dl => mmol/l | mg/dl × 0.167 |
Canxi | mg/dl => mmol/l | mg/dl × 0.25 |
Bilirubin | mg/dl => umol/l | mg/dl × 17.1 |
7. Điện giải
- Kali: 1g KCl = 13mEq
- Natri: 1g Na = 43 mEq, 1g NaCl = 0.4g Na
- NaCl 0.9%: 1000ml = 154 Na+ + 154 Cl-